Nhà xưởng công nghiệp kết cấu thép là lựa chọn của nhiều DN 2021

Thứ bảy - 17/07/2021 06:01
Hiện nay, việc thuê xưởng sản xuất xây sẵn ở các khu công nghiệp Việt Nam đang rất phổ biến ở Việt Nam. Các doanh nghiệp và chủ đầu tư đặc biệt lưu ý đến chất liệu của nhà xưởng. Thay vì xây dựng bằng bê tông cốt thép như trước đây, hiện nay DN ưu tiên chọn các nhà xưởng công nghiệp kết cấu thép.

Nhà xưởng công nghiệp kết cấu thép là gì?

Nhà xưởng công nghiệp kết cấu thép được hiểu đơn giản là kết cấu chịu lực của những công trình xây dựng được thiết kế và cấu tạo bởi nguyên liệu thép. Đặc điểm này giúp nhà xưởng bền, chịu được lực và tác động từ môi trường. Nhờ vậy mà nhà xưởng công nghiệp kết cấu thép được xây dựng và sử dụng rộng rãi.

nhà xưởng công nghiệp

Nhà xưởng công nghiệp kết cấu thép 

Nhà xưởng công nghiệp thép tiền chế là gì?

Nhà xưởng công nghiệp thép tiền chế là loại nhà xưởng làm bằng các cấu kiện thép, được thi công và lắp ráp theo bản vẽ được thiết kế sẵn. Một nhà xưởng công nghiệp tiền chế hoàn chỉnh cần trải qua 3 giai đoạn chính. 

- Thiết kế

- Gia công cấu kiện

- Lắp dựng tại công trình

Toàn bộ các khung thép được sản xuất đồng bộ trước rồi đưa ra công trường nhà xưởng lắp dựng. Việc lắp dựng các khung thép thường trong thời gian khá ngắn và có thể sử dụng ngay sau khi lắp dựng. Mô hình nhà xưởng công nghiệp này hiện đang là phương án được nhiều nhà đầu tư lựa chọn bởi tính chanh chóng và tiết kiệm chi phí.

nhà xưởng công nghiệp kizuna

Quy trình thiết kế xây dựng nhà xưởng công nghiệp

Quy trình thiết kế xây dựng nhà xưởng công nghiệp

Các nhà xưởng công nghiệp đa phần được xây dựng bằng thép tiền chế, chế tạo và lắp ráp sẵn ngay tại nhà máy. Có 4 giai đoạn chính trong xây dựng nhà xưởng công nghiệp:

1. Thiết kế kiến trúc nhà xưởng công nghiệp

Kết hợp nhà xưởng - nhà kho - văn phòng là mô hình được nhiều DN lựa chọn và áp dụng. Có 2 điểm quan trọng cần lưu ý trong thiết kế nhà xưởng công nghiệp:

- Tính thẩm mỹ: ngăn nắp, đảm bảo môi trường sản xuất xanh - sạch là tiêu chí hàng đầu của nhà xưởng. Khi thiết kế nhà xưởng công nghiệp, không chỉ cần đảm bảo tính thẩm mĩ của bên ngoài và bên trong nhà xưởng cho thuê. Các yếu tố như: cây cối xung quanh, khu tập trung chất thải,...  cần được bố trí ở vị trí hợp lý, không ảnh hưởng đến chất lượng nhà xưởng.

- Tối ưu công năng: đảm bảo chất lượng quá trình sản xuất là ưu tiên chính của một nhà xưởng công nghiệp. Đối với những ngành đặc biệt như: sản xuất thực phẩm, đông lạnh,... thì có kho lạnh, kho chứa nguyên vật liệu và thành phẩm là điều quan trọng. Đối với các loại nhà xưởng cần nguồn điện liên tục như ngành điện - điện tử, ngành cơ khí,... thì thiết kế nhà xưởng có sử dụng được các nguồn điện nhân tạo như điện năng lượng mặt trời,... là điều quan trọng 

- Tối ưu diện tích: tối ưu diện tích là tối ưu nguồn lực xây dựng và sử dụng nhà xưởng. Điều này lại càng quan trọng hơn với các DN SMEs. Hãy tối ưu và tận dụng diện tích nhà xưởng hiệu quả để tối ưu chi phí và nguồn lực sản xuất. 
 

nhà xưởng công nghiệp kizuna 4

Sản xuất cấu kiện thép tại nhà xưởng công nghiệp

2. Sản xuất cấu kiện thép tại nhà xưởng công nghiệp

Công đoạn sản xuất cấu kiện thép trải qua 7 bước như: cắt thép; ráp; hàn; nắn; lắp bản mã, sườn gia cường; vệ sinh bề mặt; sơn. Cụ thể:

1. Cắt thép: có 2 dạng các cấu kiện thép, thép định hình (thép đúc) và thép tổ hợp. Thép định hình là các cấu thép hình H, U, C được đúc nguyên cây. Thép tổ hợp gồm bản cánh, bụng của các cấu kiện được phân ra từ các thép tấm. Các phần này được cắt băng máy cắt chuyên dụng, máy cắt dập, PLASMA.

2. Ráp: khi các mảng thép théo độ dài và độ dày yêu cầu, sẽ được lắp ráp, gia công theo kích thước và điệu kiện. Cần tính toàn và xác đinh cụ thể, rõ ràng các diện tích phủ bì để có sản phẩm chất lượng.

3. Hàn: sau khi đã có được diện tích phủ bì hợp lý, sẽ tiếp đến công đoan hàn sơ để cố định các mấu, điểm gắn nối. Sau đó, sẽ hàn cố định bằng đường hàn siêu âm,... Các đường hàn cần chất lượng, và được mài dũa lại để đảm bảo tính thẩm mỹ. 

4. Nắn: trong quá trình thực hiện, cấu kiện thép có thể bị cong và không đạt chuẩn chất lượng. Với tình trạng đó, bạn cần thực hiện việc nắn. Khi thực hiện nắn cần đo lường, tính toán để có kích thước tốt, hợp lý.

5. Lắp bản mã, sườn gia cường: sau quá trình cấu kiện được hàn và cân chỉnh hoàn chỉnh, sẽ đến công đoạn lắp bản mã, gia cường để các chi tiết này được cố định chắc chắn. 

6. Vệ sinh bề mặt: đánh gỉ, mài nhẵn là phần quan trọng để đảm bảo tính thẩm mỹ của chi tiết. Đây cũng là công đoạn kiểm tra các chi tiết hàn của các cấu kiện. 

7. Sơn: có 2 lớp sơn được phủ trên một cấu kiện thép. Một là lớp sơn chống gỉ, một là lớp sơn màu. Lớp sơn chống gỉ là lớp sơn lót giúp bảo vệ sản phẩm cấu kiện thép, và còn giúp lớp sơn màu của nhà xưởng công nghiệp lên màu đẹp hơn. 

nhà xưởng công nghiệp

Nhà xưởng công nghiệp

3. Lắp dựng kết cấu thép tại công trình nhà xưởng công nghiệp

Bước 1: Lắp dựng khung chính cho nhà xưởng, bao gồm các công đoạn: lắp dựng gian khóa cứng: lắp dựng gian khóa cứng, lắp dựng khung kèo, hoàn thành giàn khóa, lắp dựng khung kèo và xà gồ, lắp dựng kèo đầu hồi

Bước 2: Tiến hành công đoạn lợp tôn mái, tôn vách

Kéo tôn lợp lên mái, lợp tôn, lắp dựng xà gồ vách, máng xối, ống xối, tôn vách

Bước 3: Nghiệm thu, bàn giao công trình và đưa vào sử dụng

Bước 4: Bảo hành công trình

4. Xây dựng phần bê tông cốt thép

Sau khi thi công cột xong, tới phần thi công phần bê tông cốt thép cho nhà xưởng công nghiệp. Các phần móng, nền nhà xưởng công nghiệp thường được đầu tư nhiều để đảm bảo nhà xưởng có tính chắc chắn. 

Cụ thể, phần bê tông nhà xưởng thường có độ dày từ 10,20,30 hay 50cm. Điêu này quan trọng với những nhà xưởng cẩu trục. 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Thống kế website

  • Đang truy cập1
  • Hôm nay71
  • Tháng hiện tại1,884
  • Tổng lượt truy cập4,379,269

0986.06.06.07
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây